Răng cửa bị mẻ luôn là nỗi lo lắng của nhiều người. Tuy không giữ chức năng ăn nhai chính nhưng răng cửa lại chiếm giữ vị trí quan trọng, ảnh hưởng đến độ thẩm mỹ của răng cũng như khuôn mặt. Cách tốt nhất để khôi phục lại răng cửa bị mẻ này chính là hàn răng. Vậy chất liệu nào tốt nhất mà các nha sĩ khuyên bạn nên sử dụng?
Hàn răng được hiểu một cách đơn giản là các nha sĩ sẽ sử dụng vật liệu đặc biệt để khôi phục lại hình dáng và chức năng của răng như ban đầu. Hàn răng được áp dụng trong một số trường hợp như: sâu răng, mòn răng, mẻ răng, và nhu cầu thẩm mỹ.
 |
Hàn răng giúp khôi phục lại hình dáng cũng như tính thẩm mỹ cho hàm răng |
Các chất liệu hàn răng phổ biến hiện nay?
Có 3 chất liệu hàn răng được sử dụng phổ biến hiện nay như:
- A-man-gam:
Là loại vật liệu hàn được sử dụng lâu bền nhất. Đây là hỗn hợp các phần tử kim loại bao gồm thủy ngân, bạc, kẽm, đồng....A-man-gam là loại vật liệu rẻ, dễ dùng, sức chịu lực tốt nên thường được dùng trong các lỗ hàn to hoặc ở những nơi chịu áp lực lớn như mặt nhai của răng hàm. Tuy vậy, nhưng do tính thẩm mỹ cỏa a-man-gam không cao (có màu xám bạc), do đó thưởng chỉ dùng để hàn các răng ở phía trong của hàm răng.
- Xi-mang silicat:
Đây cũng là loại vật liệu được sử dụng từ lâu. Nó có tính thẩm mỹ cao hơn a-man-gam do màu sắc gần giống màu của răng. Dễ sử dụng, giá rẻ, bám vào răng rất chắc, khả năng ngăn ngừa sâu răng cao chính là ưu điểm của chất liệu xi-mang silicat này. Tuy nhiên, khả năng chịu lực và chống mòn kém, nên xi-mang silicat cũng được ít người ưa chuộng.
- Nhựa tổng hợp Composite:
Đây là loại vật liệu mới nhất, được sử dụng phổ biến rộng rãi trong những năm gần đây. Composite đang ngày càng được ưa chuộng bởi tính năng ưu việt, hơn hẳn a-man-gam và xi-mang silicat.
Hàn răng cửa bị mẻ - Chất liệu nào tốt nhất?
Tính thẩm mỹ trong việc hàn răng cửa phải được đảm bảo và đưa lên hàng đầu. Vì vậy, lựa chọn chất liệu hàn răng cũng phải dựa trên đặc tính đó. Trong số các loại chất liệu có thể sử dụng để hàn răng cửa, composite được đánh giá là chất liệu thích hợp nhất để phục hồi răng thẩm mỹ nhờ những đặc tính riêng của chất liệu này. Composite có màu giống như màu răng nên khi hàn răng sẽ không nhận ra mối hàn. Bên cạnh đó, độ cứng, độ chịu lực, chịu mòn khi hàn răng bằng composite cũng cao hơn xi-mang (nhưng kém hơn a-man-gam). Do đó, đối với vị trí răng cửa, hàn răng composite có thể vừa đảm bảo tính thẩm mỹ vừa đảm bảo độ chịu lực tốt cho răng.
 |
Hàn răng cửa bằng composite giúp hàm răng đều, trắng sáng và tính thẩm mỹ cao hơn |
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm kể trên, composite có độ bền chắc không cao, dễ có xu hướng bong trượt hay co rút khỏi bề mặt trám, màu sắc không duy trì được lâu và có thể gây ra mùi hôi miệng sau một thời gian. Vì vậy, khi hàn răng bằng composite, sau 2-3 năm, mọi người cần phải đi hàn lại.
Hàn răng cửa bị mẻ tuy là một kỹ thuật đơn giản nhưng chúng ta cũng không nên bỏ qua. Lựa chọn chất liệu hàn răng là một điều vô cùng cần thiết. Không chỉ duy trì chức năng ăn nhai cho cả hàm mà hơn hết, hàn răng còn làm cho răng trắng sáng, đều đẹp hơn.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét