>>Phẫu thuật cười hở lợi ở đâu tốt nhất
Tại sao có răng mọc ngầm
Nếu trên hàm răng của bạn vẫn còn thiếu một hoặc vài răng nào đó thì có nhiều khả năng bạn chưa mọc dủ răng khôn hoặc có răng nào đó mọc ngầm trong xương hàm mà không biết. Khi phát hiện ra răng mọc ngầm, bạn nên xử trí như thế nào, có nên nhổ răng mọc ngầm hay không? Xin cung cấp đến bạn vài thông tin quan trọng liên quan đến tình huống này nhé!
Những chiếc răng này nếu khi mọc không gây đau đớn gì thì người mọc răng không thể phát hiện ra. Nó chỉ được thấy khi “vô tình” chụp phim.
Nên xử lý răng mọc ngầm như thế nào?
Răng mọc ngầm thường có 2 dạng là răng thường mọc ngầm và răng khôn mọc ngầm nên cũng có cách xử lý khác nhau.
Răng khôn mọc ngầm phổ biến hơn trường hợp răng thường dọc ngầm do sự lệch lạc trong mọc răng. Đối với răng khôn khi mọc, dù mọc ngầm thì đa số đều gây đau đớn và thường kéo theo các “biến chứng” xấu cho sức khỏe răng miệng về lâu dài. Bởi vậy hầu hết trường hợp răng khôn ngầm đều được nha sỹ khuyên nên nhổ bỏ. Đó là cách tốt nhất để xử lý răng mọc ngầm.
Nếu răng mọc ngầm không phải là răng khôn, thường không được phát hiện do mọc bên trong xương, cũng không gây cảm giác khó chịu cho người mọc răng. Khi được phát hiện thì răng đã mọc đầy đủ.
Qua soi chụp nếu cho thấy dấu hiệu răng lành tính thì không cần phải tác động gì, răng sẽ nằm im trong xương hàm vĩnh viễn. Chỉ khi phát hiện thấy nang răng đang tiếp tục phát triển, thì xương hàm tại điểm đó sẽ giảm về thể tích, nếu bị va chạm hoặc tai nạn, vùng xương này sẽ rất dễ gày. Ngoài ra, nếu răng mọc ngầm có thể gây cản trở cho việc điều trị cấy ghép răng hoặc chỉnh nha thì cũng có thê không nên duy trì.
Trong cả hai trường hợp kể trên, phương pháp xử lý tốt nhất là thực hiện nhổ răng tiểu phẫu để loại bỏ hoàn toàn các khả năng xấu có thể có do răng mọc ngầm gây ra.
Đối với nhổ răng mọc ngầm trong xương hàm khi thực hiện nhổ răng tại Nha khoa, bác sỹ sẽ tư vấn cho bệnh nhân thực hiện ghép xương luôn để tránh phải thực hiện tiểu phẫu thêm một lần nữa. Bởi, sau khi nhổ răng sẽ để lại một hốc xương rỗng cần được bù đắp. Thông thường, nhiều khả năng xương sẽ tự bù lại, nhưng cũng có thể xương không tự bù lại ở một số người.
Khi đó, cần phải thực hiện tiểu phẫu lại để ghép xương tránh duy trì tình trạng xương rỗng rất dễ gãy nếu có va chạm mạnh. Quá trình ghép xương thực hiện ngay sau khi nhổ răng giúp khôi phục lại hoàn chỉnh cấu tạo cho xương chỉ trong một lần tiểu phẫu nên giảm được chi phí, giảm đau đớn nhiều lần, bệnh nhân không phải đi lại nhiều.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét