Chăm sóc răng miệng tốt có thể ngừa bệnh tim. Nghe thì thật vô lý nhưng như điều này đã được chứng minh. Từ những năm 1990 theo các nghiên cứu sức khỏe của răng có mối liên hệ mật thiết với bệnh tim mạch.
Những người có bệnh về lợi, có răng giả, có răng đang bị hoại tử tủy có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch cao hơn những người không có bệnh về răng. Và các bệnh nhân bị mắc bệnh tim đều tăng tỉ lệ mắc bệnh về răng nướu hơn người bình thường.
http://phauthuathamhomom.com/cuoi-ho-loi-la-gi/
Và mới đây, theo một nghiên cứu của tiến sĩ Zin – Yu Chen, một nhà nghiên cứu tim mạch tại Bệnh viện đa khoa Cựu chiến binh tại Đài Loan trên 22.000 người dân Đài Loan từ 50 tuổi trở lên, những người thường xuyên đi lấy cao răng 2 lần một năm sẽ ít gặp các vấn đề về tim mạch trong vòng 7 năm tới. kết quả này đã được đăng trên tạp chí y học American Journal of Medicine ( tạp trí y học của mỹ).
Khoảng 50% người tham gia nghiên cứu đi lấy cao răng một lần trong năm, số còn lại thì không. Bảy năm sau, 1,6% trong nhóm đi lấy cao răng bị đau tim và 8,9% bị đột quỵ, trong khi đó ở nhóm đối chứng, 2,2% bị đau tim và đến 10% bị đột quỵ.
Ảnh hưởng của vi khuẩn từ các tổ chức viêm nhiễm mạn tính ở miệng tới dòng máu làm thay đổi cấu trúc thành mạch máu, tăng xơ vữa động mạch, tắc mạch. Một số loại vi khuẩn liên cầu còn gây viêm ở van tim. Nhiều nghiên cứu đã gợi ý rằng vi khuẩn khi xâm nhập có thể tiết ra các độc tố.
http://phauthuathamhomom.com/cach-chua-cuoi-ho-loi-hieu-qua/
Các độc tố này có thành phần tương tự như một số protein ở thành mạch máu và ở trong máu. Do vậy, phản ứng của hệ miễn dịch của cơ thể đối với các độc tố này có thể làm hại và tổn thương tới thành mạch máu và dễ gây ra tạo cục máu đông, làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ
Các nghiên cứu trên cho thấy giữ cho răng lợi khỏe mạnh là một trong những yếu tố giúp phòng chống bệnh tim mạch.
Lời khuyên được đưa ra là:
Ngoài việc chải răng hàng ngày, bạn cần dùng chỉ tơ nha khoa thường xuyên sau mỗi bữa ăn, lấy cao răng 2 lần/năm. Nếu có các vấn đề như đau răng, hay chảy máu lợi hoặc hôi miệng…bạn nên đến bác sĩ nha khoa để được điều trị và tư vấn.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét