Mọi người thường băn khoăn là cấy răng Implant có cần ghép xương không. Thực tế là không phải bất cứ ca cấy ghép nào cũng cần phải làm như vậy. Nhưng có một số trường hợp nếu không thực hiện ghép xương trước khi cấy Implant thì tỉ lệ thất bại là rất cao.
1. Cấy răng Implant có cần ghép xương không?Cấy ghép Implant thực chất là phương pháp cắm trụ trực tiếp vào xương hàm, và đóng vai trò như một chân răng thực thụ, giúp hạn chế tình trạng tiêu xương hàm.
☻
http://cayrangimplant.com.vn/gay-than-rang-vinh-vien-phai-lam-sao/Cấy ghép xương hàm khi cấy ghép implant còn phụ thuộc vào từng tình trạng của mỗi người, đặc biệt sẽ cần cấy ghép trong các trường hợp sau:
+ Mất răng đã diễn ra qua một thời gian khá lâu chưa kịp trồng răng giả khiến xương hàm bị tiêu.
+ Do xương hàm bị tiêu bẩm sinh, bản thân xương hàm sinh ra đã yếu, mỏng và mềm, khi mất răng thật, xương hàm không đủ yêu cầu để cấy răng mới.
+ Hoặc là chấn thương do tai nạn hay biến chứng của các cuộc phẫu thuật khác liên quan đến xương mặt, xương hàm.
2. Phương pháp ghép xương trong cấy răng Implant
Ghép xương trong cấy răng Implant được thực hiện ra sao?
Trước khi trồng răng giả với Implant, nha sỹ sẽ thăm khám cụ thể để xác định liệu trường hợp của bạn cấy răng Implant có cần ghép xương không. Nếu cần thì kỹ thuật nào phù hợp để áp dụng. Thông thường, có 4 kỹ thuật ghép xương phổ biến. Đó là ghép xương răng nhỏ, ghép xương răng lớn, nâng xoang và mở rộng cung hàm.
♥
http://cayrangimplant.com.vn/trong-rang-nguyen-ham/- Ghép xương răng nhỏ và xương răng to được chỉ định áp dụng trong trường hợp mất răng và đã xuất hiện tình trạng tiêu xương. Khi đó, vật liệu ghép xương được sử dụng có thể là bột xương nhân tạo với thành phần chủ yếu là Hydroxy apatite hoặc Beta-tricalcium photphate. Loại vậy liệu này có thể tự tiêu tan hoặc xương tự thân, xương động vật đã qua xử lý.
Bột xương được cấy vào khoảng bị thiếu xương, chừa ra một khoảng trống để xương thật có thể tự tái tạo và phát triển. Sau một thời gian, xương nhân tạo sẽ dần tiêu biến.
Thông thường, xương tự thân sẽ phát triển khoảng 1mm sau 1 tháng. Do đó, cần phải có thời gian tầm 6 tháng thì xương hàm mới có thể được hoàn thiện. (Lưu ý hiệu quả tùy thuộc vào tình trạng mỗi người).
- Nâng xoang hàm: Xoang hàm chính là những khoảng rỗng trong xương sọ, khi mất răng, hiện tượng xoang hàm bị tiêu biến sẽ dần xảy ra và tụt xuống thấp hơn. Vì thế, xương dưới bị mỏng, thấp và không đủ điều kiện để cắm trụ Implant vào. Do đó, giải pháp phù hợp ở đây là phẫu thuật nâng xoang hàm bằng vật liệu ghép xương.
- Mở rộng cung hàm: Khi xương hàm vành quá mỏng, không đáp ứng điều kiện đặt mô cấy thì cần phải sử dụng đến kỹ thuật mở rộng cung hàm. Cách tiến hành là đặt một vật liệu ghép xương vào giữa các phần mở rộng của xương rồi phủ bên ngoài một lớp màng xương và khâu lại. Quá trình tái tạo xương mới sẽ diễn ra trong khoảng 6 tháng, sau đó, việc cấy răng Implant có thể được tiến hành. (Lưu ý hiệu quả tùy thuộc vào tình trạng mỗi người).
Những kỹ thuật ghép xương cấy răng Implant nói trên được các chuyên gia đánh giá là khá hiệu quả và có ý nghĩa quan trọng quyết định đến thành công của một ca làm răng giả. Nếu không được tiến hành cẩn thận sẽ dẫn đến những hệ lụy không tốt. Do đó, bạn nên thực hiện ghép xương tại các trung tâm nha khoa uy tín.
Một trong số đó có thể kể đến là nha khoa Kim. Với đội ngũ bác sỹ dày dặn kinh nghiệm cùng những máy móc thiết bị luôn được đầu tư, cải tiến, chúng tôi luôn mong muốn đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét